Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

RƯỢU BẦU ĐÁ


Rượu bầu đá

Rượu bầu đáNguyên liệu: 5 kg gạo (lấyđược 2,5 - 3 lít rượu) phảimất 6 tiếng đồng hồ
Dụng cụ sản xuất: Dụngcụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và trenên có hương vị đặctrưng.
Bí quyết: Muốn có rượungon, người nấu phải tuânthủ các yêu cầu nghiêmngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu... cộng với kinh nghiệm giatruyền. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắtcạn được tinh chất gạo. Khi đưa rượu lên rót nghe thánh thót trong veo,hơi rượu thơm nồng, nước rượu trong như pha lê. Rượu rót ra chén sủibọt sủi tăm, uống vào không có cảm giác gắt, hay nóng cháy cổ khiến giậtmình, e ngại.
Rượu Bàu Ðá là một sản phẩm truyền thống của Bình Ðịnh đã nổi tiếng từrất lâu. Tương truyền, từ nhiều thế kỷ trước, những người dân nghèo ờ gòCù Lâm, thôn Bàu Ðá, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, trong khi tìm kế sinhnhai đã nấu rượu và sử dụng nguồn nước ngầm rỉ ra từ bàu đá tại thônBàu Ðá. Không ngờ những mẻ rượu được nấu từ nguồn nước này lại cómột mùi hương rất đặc biệt, và nếu uống một cách điều độ mỗi ngày chỉmột, hai cốc nhỏ sẽ cho cảm giác thoải mái, dễ chịu, trị được chứng đaulưng, nhức mỏi, giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh,cường tráng hơn. Và thế là từ đó, rượu Bàu Ðá trở thành một thứ “ngự tửu”được dùng để tiến vua, là loại rượu thường được dùng trong các buổi yếntiệc của vua chúa...
Do danh tiếng của rượu Bàu Ðá, trong dân gian nhiều người, nhiều địaphương khác đã kiếm cách “ăn theo”. Bất cứ rượu được nấu ở đâu, để dễtiêu thụ người ta cũng gán cho nó cái nhãn Bàu Ðá. Vì thế trải qua thờigian, rượu Bàu Ðá tuy không mất nhưng danh tiếng bị mai một dần. Ngaycả người Bình Ðịnh khi cần kiếm cho được một chai rượu Bàu Ðá cũng rấtkhó.

Ðầu năm 1999, từ gợi ý của một đồng chí lãnh đạo tỉnh Bình Ðịnh, chịNguyễn Thị Ngọc - một nữ biệt động thành, thương binh 4/4- lúc này đãnghỉ mất sức, đã nảy ra ý tưởng phục hồi lại danh tiếng của rượu Bàu Ðá,nâng cao chất lượng của nó và đưa nó trở thành một sản phẩm côngnghiệp. Với kiến thức có được từ thời còn làm giám đốc Xí nghiệp rượuQuy Nhơn và sự trợ giúp của bạn bè, chị đã hoàn thành đề tài “Nâng caochất lượng và mẫu mã sản phẩm rượu Bàu Ðá” và trình lên Hội đồng khoahọc kỹ thuật của tỉnh. Tháng 6-1999, đề tài này được Hội đồng chấp nhậnvà hỗ trợ cho chị Ngọc 100 triệu đồng để thực hiện. Chị Ngọc đã về ngayBàu Ðá mua 10 lít rượu nguyên gốc và trong suốt một năm trời, chị đãkhông biết bao nhiêu lần vào Nam ra Bắc, tìm đến các nhà máy rượu nổitiếng và các chuyên gia về rượu để nhờ tìm ra quy trình loại bỏ các tạp chấtvà độc tố (có trong rượu Bàu Ðá nguyên gốc) cho đến khi sản phẩm đạttiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Tháng 7-2000, đề tài “Nâng cao chấtlượng và mẫu mã sản phẩm rượu Bàu Ðá” của chị Ngọc được Hội đồngkhoa học kỹ thuật tỉnh Bình Định nghiệm thu và đánh giá rất cao. Cũng từđó, cơ sở rượu Bàu Ðá Ngọc Hương do chị Ngọc làm chủ cơ sở chínhthức ra đời. Chị Ngọc cho biết, ngày cơ sở ra đời cũng là ngày chị hoàn trảđược 70% vốn theo quy định cho Hội đồng khoa học kỹ thuật của tỉnh.

Rượu bầu đáTheo chị Ngọc, sản phẩm rượu Bàu Ðá củacơ sở Ngọc Hương đưa ra thị trường tuychưa nhiều (mỗi năm khoảng 50-70 nghìnchai) nhưng đã có mặt ở hầu hết thị trườngcác thành phố lớn, đặc biệt ở các siêu thị lớnở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Ðà Nẵng. Ai đãtừng cầm trên tay những chai, bầu rượu BàuÐá Ngọc Hương và được thưởng thứchương vị của nó, đều khải “tâm phục, khẩuphục” bởi hương vị tuyệt hảo và vẻ đẹp độcđáo của bao bì, mẫu mã. Chị Ngọc cho biết,tại Hội chợ TP Hồ Chí Minh tổ chức tại VườnTao Ðàn nhân dịp Quốc khánh 2-9-2001,sản phẩm rượu Bàu Ðá Ngọc Hương đượckhách hàng chú ý nhất trong gian hàng trưngbày và bán rượu, chỉ trong vòng 1 tuần rượuBàu Ðá Ngọc Hương đã đạt doanh thu kỷ lục: gần 100 triệu đồng !

Hiện nay sản phẩm rượu Bàu Ðá của cơ sở Ngọc Hương về mẫu mã cótrên 10 loại, đặc biệt các loại đựng trong bầu gốm Lái Thiêu rất đượckhách hàng ưa chuộng khi dùng để làm quà tặng. Toàn bộ rượu nguyênliệu đều được sản xuất tại Bàu Ðá, cơ sở Ngọc Hương chỉ xử lý loại bỏ tạpchất và độc tố, đóng bao bì. Chị Ngọc cho biết, hiện nay tại hò Cù Lâm(thôn Bàu Ðá) chỉ có 39 hộ nấu rượu và do họ nấu theo phương pháp thủcông nên dù “nấu hết công suất”, sản phẩm ra cũng không nhiều.

Ngoài rượu Bàu Ðá, cơ sở Ngọc Hương cũng đã nghiên cứu, sản xuấtthành công và tung ra thị trường các loại rượu Sầu riêng, rượu Ðậu nành,rượu vang trái cây hỗn hợp, rượu Nhàu, rượu nếp than ...Ðặc biệt, chịNgọc tiết lộ: chị đã mua được phương thuốc “thần tốc Quang Trung” từmột lão võ sư 90 tuổi ở Tam Ðảo. Phương thuốc này nếu ngâm với rượuBàu Ðá sẽ là một thứ rượu thuốc kỳ diệu, một đặc sản độc đáo nữa củaBình Ðịnh...
Theo Báo Bình Định Online

0 nhận xét

Đăng nhận xét

PT