Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

NEM CHỢ HUYỆN - BÌNH ĐỊNH


Nem Chợ Huyện - Bình Định

Nem Chợ Huyện - Bình ĐịnhAi về Vinh Thạnh quê em
Ăn nem chợ Huyện, xemđêm hát tuồng.
Thôn Vinh Thạnh ngày xưalà huyện lỵ Tuy Phước. Ởđây trường Vinh Thạnhđược xây dựng sớm nhấthuyện nhà. Cạnh trườngcòn cửa Lý Môn - có lẽ làphủ đường, về phía Tây kềđó là chợ Huyện buôn bán sầm uất. Đặc biệt nhất là hát tuồng - quêhương của vị hậu tổ tuồng Đào Tấn. Hễ có hội là có hát. Ngoài thú xemtuồng còn có thú ăn uống. Món ăn tuy nhiều nhưng nổi bật nhất là "nemchợ Huyện", nem nổi tiếng từ xưa cho đến bây giờ.

Có thể bảo rằng, nem là tinh hoa của thú ẩm thực, là đặc sản. Ngày naynơi đây còn có một số hàng, quán mang được sắc thái ngày xưa. Ngàycòn bé, tôi đã vài lần được ăn nem ở đây. Nem ngon tuyệt, cái ngon còngiữ mãi trong ký ức. Lớn lên tôi lại tìm đến như người đi tìm kỷ niệm.Dường như nem ngày nay không thơm ngon như ngày xưa. Phải chăngmình đã quen với những hương vị mới khiến cảm giác không còn bénnhạy như xưa chăng?

Tuy nhiên những khách phương xa đến đây thưởng thức món đặc sản nàyđều tấm tắc khen cái hương vị rất riêng của nem chợ Huyện. Theo các nhàsản xuất thì nem ngon do cách chế biến một phần nhưng yếu tố chính vẫnlà thịt.

Thịt được chọn khá kỹ. Đó là thịt heo cỏ. Heo cỏ nhỏ con, lông và da màuđen, xương nhỏ. Heo nuôi từ 6 đến 8 tháng, mát tay lắm heo cũng chừngsáu chục ký. Thịt săn, nhiều nạc, màu đỏ sẫm. Một con heo năm sáu chụcký chỉ lấy độ mươi lăm ký nạc là cùng. Đó là thịt lọc, lấy ở bốn đùi. Nhữngphần thịt khác đem bán ở chợ giá rẻ hơn nhiều.
Cách chế biến

Thịt được cắt theo chiều ngang sớ thịt chừng 3 phân rồi mới thái nhỏ. Thịtđể ráo nước rồi mới cho vào cối quét. Cẩn thận hơn là cối phải là thứ cốixứ Quảng, vừa trơn láng vừa sâu lòng. Vài nơi dùng cối gỗ nhưng cối gỗthường bị nứt vỡ. Cối đá thường dùng là đá Non Nước màu trắng có vânđen, mịn láng. Thợ làm nem là những người trai lực lưỡng. Muốn thịtđược nhuyễn, dai giòn, người thợ phải quết liên tục, không có quãng thờigian ngừng tay lâu. Nếu mỏi phải thay người khác. Chỉ dừng lại khi thịt đã"chín". Thời gian quết chừng một lếu nhang.

Vì lẽ ấy có người cho rằng thắp nhang là để cầu nguyện. Một người quết,một người trông chừng, đôi bàn tay được thoa mỡ hay nước muối, témnhững mẩu thịt trồi ra ngoài. Mỗi cối thịt chừng vài ký. Trong lúc quết họcòn gia thêm đường và muối theo một tỉ lệ chính xác. Khi thịt đã chín,nhuyễn người ta gia thêm tiêu hạt và da heo đã xắt nhỏ như con bún, hoặcnhư hạt lựu.

Nem tươi

Nem tươi là nem được nướng ăn ngay, họ phải gia thêm tỏi giã nhỏ đểtăng hương vị. Thịt phải vắt thành viên hình bầu dục cỡ bằng ngón tay cái.Họ xếp vào tô lớn. Khi ăn, nem được xiên qua một cái que tre, cứ mườichiếc một. Xâu nem được đặt trên lửa liu riu, trở qua lại nhiều lần, cứ mỗilần trở lại thoa thêm mỡ nước để nem không khô mà lại tăng vị béo. Nemchín, mùi thơm ngào ngạt lan tỏa khiêu khích khứu giác, vị giác khiến takhông cầm được nước bọt.

Thưởng thức

Những xâu nem vàng vàng, nâu hồng bốc khói thơm lựng được dọn lênvới rau mùi. Không cần nhiều rau vì nếu rau nhiều quá làm loãng hương vịnem. Các loại rau thơm như tía tô, rau răm kèm với chuối, khế xắt nhỏ vàdưa leo. Tùy theo sở thích có người chỉ ăn độc một thứ nem để tận hưởnghương vị của thịt, có người lại bảo phải có rau, rau vừa nâng lại vừa thêmhương vị. Có người lại thích cuốn với bánh tráng mỏng để thưởng thức cáidai, cái giòn của đặc sản này.

Đặc biệt là nước chấm, tùy khẩu vị nên chủ quán luôn chuẩn bị đủ hai loạilà nước tương và nước mắm. Nước mắm phải là loại nước mắm nhỉ GòBồi được pha loãng với tương ớt. Tương ớt không cay lắm. Ai thích ăn caythì có ớt trái.

Loại nước chấm được nhiều người ưa thích là gồm nước mắm pha loãngvới đậu phụng giã nhỏ gia thêm đường và ớt tỏi khiến nước chấm quanhquánh ngọt đậm đà.

Nước chấm pha càng khéo càng nâng hương vị của nem khiến khẩu vịngười ăn luôn bị kích thích. Nem chợ Huyện vừa ngọt lại vừa béo, đã daimà lại giòn, đủ các vị mặn, ngọt, dai, giòn, thơm béo nên ăn không biếtchán. Lại nữa, nem hoàn toàn bằng thịt nạc nên ta có thể ăn no mà khôngsợ hàn. Cứ một mẩu nem tợp một ngụm rượu Bầu Đá thơm, cay, nồng thìkhông gì sảng khoái bằng.

Chủ quán lại rất sành về tâm lý khách hàng nên những bàn ăn thườngđược dọn ở ngoài vườn đầy hoa lá. Vừa ăn vừa thưởng thức cái không khíthôn quê trong lành. Phải chăng đó là nghệ thuật?

Nem chua

Nem tươi ăn liền, ai muốn để dành hoặc làm quà cho người thân thì muanem chua. Nem chua là nem tươi được gói bằng lá vông, bên ngoài bọclá chuối. Lá vông nem màu xanh hơi nhạt, lá không lớn như vông đồng.Để có lá gói, cây vông nem được trồng thành hàng rào, khi cần là có ngay.Ngày nay người ta dùng lá ổi thay cho lá vông nem. Nem gói bằng lá vôngngon và dịu hơn. Sau khi gói được ba ngày là dùng được. Nem chua ănvới tỏi. Tỏi vừa thơm lại vừa sát khuẩn. Nem chua là món dưa cay tuyệtvời.

Nem là đặc sản của chợ Huyện, Tuy Phước. Ngày nay, nó vẫn là tinh hoacủa các món ăn Bình Định.

. Theo Văn hóa Ẩm thực Bình Định
Reade More..

BÚN SỨA, GỎI SỨA


Bún sứa, gỏi sứa

bún sứaCứ vào mùa hè, ở vùng biển miền Trung nói chung và Bình Định nói riêng,thường nổi lên trên mặt nước trong xanh những con sứa cùng màu vớinước biển có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. Khi vớt lên, ta đượcnhững con sứa hình nấm, tuy mềm nhưng khi nhai sống nghe những âmthanh sừn sựt, lúc đầu nghe lạ nhưng ăn nhiều thấy ngon miệng và thíchthú.
Sứa tươi chỉ có theo mùa. Sứa ăn được có hai loại: sứa tai (cũng được gọilà sứa tô) và sứa chân. Sứa tai có dạng hình nấm, mập căng trong khi sứachân là phần tua phía dưới có dạng sợi dai và giòn hơn. Thường thì sứachân mắc hơn sứa tai. Sứa tươi chỉ có trong mùa từ tháng 2 đến tháng 7âm lịch. Sáu tháng còn lại, cửa tiệm chuyên bán bún sứa phải dùng đến sứa muối phèn.

Đến mùa hè, có được tô bún sứa ăn thì thật là hấp dẫn và ngon miệng.Bún sứa thường được ăn chung với rau sống đủ loại, như xà lách, giá, rauthơm... xắt nhỏ; bên cạnh là các hũ ớt màu, ớt hiểm, chanh.... Bún sứangon ở phần sứa đã đành, mà phần quyết định vẫn là cái ngon của nước.Để có một nồi nước ngon, người ta có thể hầm xương heo cho thật rục.Dùng một cái chảo thắng dầu cho tới rồi đổ vào đó tôm tươi và cà chua (đãlấy hột) bằm nhỏ. Chúng ta sẽ có một thứ nước sệt màu vàng ánh dầu, rồi đổ tất cả vào nồi nước dùng.

Bún sứa phải ăn thật nóng mới ngon. Ở các tiệm, bún đã được trụng nướcsôi, bỏ vào bát, được xếp lên trên mặt một lớp sứa, nước được chan lênnóng hổi. Khi ăn, bỏ rau sống và giá vào tô, thêm một tí ớt dầu cho thậtcay, đã vậy lại cắn thêm một trái ớt hiểm. Vị béo của nước lèo, vị ngọt củabún rau, vị giòn của tai sứa và vị cay ở ớt tạo nên cái ngon tuyệt vời. Ăn mộttô rồi muốn thêm tô nữa.

Bạn nghiện ăn sứa có thể ăn gỏi sứa trộn với rau răm, bắp chuối, đậuphộng, hành phi và cả dừa cạo sợi nhỏ. Có người chỉ thích ăn sứa dọntrần thêm mấy vắt chanh, một chút mắm ruốc, vừa ăn vừa hít hà... thật đã.
Mỹ Nhung - Báo Bình Định
Reade More..

BÁNH ÍT LÁ GAI BÌNH ĐỊNH


Bánh ít lá gai Bình Định

Bánh it lá gai Bình ĐịnhMuốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.
Trên chuyến xe từ Bắc vào Nam qua khỏi thị trấn Bình Định (huyện AnNhơn) chừng 3 km nhìn về phía tay trái bạn sẽ thấy cụm tháp Chàm cổkính sừng sững trên chỏm núi, người ta gọi là tháp Bánh Ít.
Vì ngọn tháp giống bánh ít chăng?

Ngày nay bánh Tây khá nhiều làm lu mờ hình ảnh chiếc bánh ít lá gai. Họachăng bánh có vào dịp cúng giỗ, Tết, nhất là ở thôn quê. Món bánh rấtBình Định - từ cách làm đến hương vị đều rất riêng. Hình dáng bánhkhông giống loại bánh nào. Nếu có vài chiếc bánh đặt trong đĩa ta có thểtưởng tượng đó là những tháp cổ Ai Cập nằm trong sa mạc.

Bánh có hình nón, đáy vuông, sắc cạnh, nhọn lên tới đỉnh, đó là cách nhìncủa họa sĩ. Nếu nhìn dưới đôi mắt của người bình thường thì đó là đôi nhũhoa của thiếu nữ nên ca dao Bình Định có câu:

Gặt rồi em đứng chờ ai?

Mang chi đôi bánh lá gai đẫy đà.


Bánh được gọi bằng lá chuối tơ, mướt dịu và đen như mái tóc thiếu nữ.Bánh làm rất công phu. Thoạt tiên, tìm lá gai. Lá gai hình tim, hơi sần, xốp,khô khô. Làm một trăm bánh phải hái đến hai ba rổ lá. Lá rửa sạch, luộcchín, để thật ráo nước rồi đem vào cối giã. Phải là trai lực lưỡng mới đủsức quết. Gọi là quết vì là cần nhuyễn như bột nên phải giã lâu. Bấy giờngười con gái mới đem bột nếp, thứ nếp thơm dẻo, trộn đường đen, đổ từtừ bột vào cối. Quết đôi ba chày phải thoa dầu phụng sống vào đầu chàyđể bột khỏi dính và dầu được trộn đều. Nhân bánh, tùy địa phương có thểdùng đậu xanh, đậu đen hay dừa nấu chín với đường, đôi khi dùng tômxào với thịt, đó là bánh ít mặn. Lá chuối cắt khoanh tròn, hơ lửa cho mềm,thoa dầu phụng và gói bánh thành hình tháp vuông rồi đem hấp cách thủy.

Nhìn bánh người ta có thể biết được độ ngon và chữ "công" của người congái trong tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Bánh ít lá gai thật dẻo nhưngkhông dính răng. Ngoạm một miếng, vị ngọt của đường, vị thơm của nếp,vị béo của dầu, vị bùi của đậu, hương cay nồng của gừng, tạo một cảmgiác khoái khẩu và rất riêng. Bạn có thể ăn nhiều mà không sợ đau bụng.Theo lời giải thích của người dân Bình Định thì trong lá gai có vị thuốc trừđau bụng, gừng ấm lòng và lá gai đố thành than hoạt tính trị no hơi.

Vùng bắc Bình Định, như Tam Quan là xứ dừa thì nhân bánh làm bằngbánh dừa xay nhỏ, cô cho đường và dầu thấm vào. Cắn một miếng bánhTam Quan, vị béo lẫn vị ngọt lại vừa giòn ngon không quên được. Ở thànhphố, người ta trộn vào bánh một ít bột va-ni, bánh thơm hơn nhưng mất đicái hương thôn dã.

Vùng sông kề biển thì nhân bánh làm bằng tôm và thịt. Giống tôm rằn vịngọt đậm đà xào với thị ba chỉ, thêm một ít muối, hành, tiêu thành mùihương biển. Vị riêng của Gò Bồi khiến Xuân Diệu (quê ngoại của ông) đãđưa bánh ít vào thơ:

Bà ngoại ta còn phảng phất đâu đây

Bánh ít lá gai bánh ú mập đầy.

Bánh ít lá gai có từ lúc nào mà ăn sâu vào lòng người đến thế? Chẳngnhững ở Bình Định mà còn ra đến tận đất thần kinh. Câu chuyện "Tìnhbánh ít" thật ngộ nghĩnh: Người con trai ra Huế học, yêu cô con gái Huế.Anh về thăm nhà, khi trở ra, anh mang biếu cô mấy cái bánh ít lá gai đểkhoe cái khéo, cái ngon và cả tấm lòng mình. Nhận được quà, cô mừng rỡnhưng vẫn ỡm ờ trêu chàng:

Muốn ăn bánh ít lá gai,

Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.

Không biết cô ta có sợ đường dài không? Chỉ biết sau khi nhận bánh rồicô đã làm dâu Bình Định.

. Theo Văn hóa Ẩm thực Bình Định 
Reade More..

RƯỢU BẦU ĐÁ


Rượu bầu đá

Rượu bầu đáNguyên liệu: 5 kg gạo (lấyđược 2,5 - 3 lít rượu) phảimất 6 tiếng đồng hồ
Dụng cụ sản xuất: Dụngcụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và trenên có hương vị đặctrưng.
Bí quyết: Muốn có rượungon, người nấu phải tuânthủ các yêu cầu nghiêmngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu... cộng với kinh nghiệm giatruyền. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắtcạn được tinh chất gạo. Khi đưa rượu lên rót nghe thánh thót trong veo,hơi rượu thơm nồng, nước rượu trong như pha lê. Rượu rót ra chén sủibọt sủi tăm, uống vào không có cảm giác gắt, hay nóng cháy cổ khiến giậtmình, e ngại.
Rượu Bàu Ðá là một sản phẩm truyền thống của Bình Ðịnh đã nổi tiếng từrất lâu. Tương truyền, từ nhiều thế kỷ trước, những người dân nghèo ờ gòCù Lâm, thôn Bàu Ðá, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, trong khi tìm kế sinhnhai đã nấu rượu và sử dụng nguồn nước ngầm rỉ ra từ bàu đá tại thônBàu Ðá. Không ngờ những mẻ rượu được nấu từ nguồn nước này lại cómột mùi hương rất đặc biệt, và nếu uống một cách điều độ mỗi ngày chỉmột, hai cốc nhỏ sẽ cho cảm giác thoải mái, dễ chịu, trị được chứng đaulưng, nhức mỏi, giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh,cường tráng hơn. Và thế là từ đó, rượu Bàu Ðá trở thành một thứ “ngự tửu”được dùng để tiến vua, là loại rượu thường được dùng trong các buổi yếntiệc của vua chúa...
Do danh tiếng của rượu Bàu Ðá, trong dân gian nhiều người, nhiều địaphương khác đã kiếm cách “ăn theo”. Bất cứ rượu được nấu ở đâu, để dễtiêu thụ người ta cũng gán cho nó cái nhãn Bàu Ðá. Vì thế trải qua thờigian, rượu Bàu Ðá tuy không mất nhưng danh tiếng bị mai một dần. Ngaycả người Bình Ðịnh khi cần kiếm cho được một chai rượu Bàu Ðá cũng rấtkhó.

Ðầu năm 1999, từ gợi ý của một đồng chí lãnh đạo tỉnh Bình Ðịnh, chịNguyễn Thị Ngọc - một nữ biệt động thành, thương binh 4/4- lúc này đãnghỉ mất sức, đã nảy ra ý tưởng phục hồi lại danh tiếng của rượu Bàu Ðá,nâng cao chất lượng của nó và đưa nó trở thành một sản phẩm côngnghiệp. Với kiến thức có được từ thời còn làm giám đốc Xí nghiệp rượuQuy Nhơn và sự trợ giúp của bạn bè, chị đã hoàn thành đề tài “Nâng caochất lượng và mẫu mã sản phẩm rượu Bàu Ðá” và trình lên Hội đồng khoahọc kỹ thuật của tỉnh. Tháng 6-1999, đề tài này được Hội đồng chấp nhậnvà hỗ trợ cho chị Ngọc 100 triệu đồng để thực hiện. Chị Ngọc đã về ngayBàu Ðá mua 10 lít rượu nguyên gốc và trong suốt một năm trời, chị đãkhông biết bao nhiêu lần vào Nam ra Bắc, tìm đến các nhà máy rượu nổitiếng và các chuyên gia về rượu để nhờ tìm ra quy trình loại bỏ các tạp chấtvà độc tố (có trong rượu Bàu Ðá nguyên gốc) cho đến khi sản phẩm đạttiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Tháng 7-2000, đề tài “Nâng cao chấtlượng và mẫu mã sản phẩm rượu Bàu Ðá” của chị Ngọc được Hội đồngkhoa học kỹ thuật tỉnh Bình Định nghiệm thu và đánh giá rất cao. Cũng từđó, cơ sở rượu Bàu Ðá Ngọc Hương do chị Ngọc làm chủ cơ sở chínhthức ra đời. Chị Ngọc cho biết, ngày cơ sở ra đời cũng là ngày chị hoàn trảđược 70% vốn theo quy định cho Hội đồng khoa học kỹ thuật của tỉnh.

Rượu bầu đáTheo chị Ngọc, sản phẩm rượu Bàu Ðá củacơ sở Ngọc Hương đưa ra thị trường tuychưa nhiều (mỗi năm khoảng 50-70 nghìnchai) nhưng đã có mặt ở hầu hết thị trườngcác thành phố lớn, đặc biệt ở các siêu thị lớnở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Ðà Nẵng. Ai đãtừng cầm trên tay những chai, bầu rượu BàuÐá Ngọc Hương và được thưởng thứchương vị của nó, đều khải “tâm phục, khẩuphục” bởi hương vị tuyệt hảo và vẻ đẹp độcđáo của bao bì, mẫu mã. Chị Ngọc cho biết,tại Hội chợ TP Hồ Chí Minh tổ chức tại VườnTao Ðàn nhân dịp Quốc khánh 2-9-2001,sản phẩm rượu Bàu Ðá Ngọc Hương đượckhách hàng chú ý nhất trong gian hàng trưngbày và bán rượu, chỉ trong vòng 1 tuần rượuBàu Ðá Ngọc Hương đã đạt doanh thu kỷ lục: gần 100 triệu đồng !

Hiện nay sản phẩm rượu Bàu Ðá của cơ sở Ngọc Hương về mẫu mã cótrên 10 loại, đặc biệt các loại đựng trong bầu gốm Lái Thiêu rất đượckhách hàng ưa chuộng khi dùng để làm quà tặng. Toàn bộ rượu nguyênliệu đều được sản xuất tại Bàu Ðá, cơ sở Ngọc Hương chỉ xử lý loại bỏ tạpchất và độc tố, đóng bao bì. Chị Ngọc cho biết, hiện nay tại hò Cù Lâm(thôn Bàu Ðá) chỉ có 39 hộ nấu rượu và do họ nấu theo phương pháp thủcông nên dù “nấu hết công suất”, sản phẩm ra cũng không nhiều.

Ngoài rượu Bàu Ðá, cơ sở Ngọc Hương cũng đã nghiên cứu, sản xuấtthành công và tung ra thị trường các loại rượu Sầu riêng, rượu Ðậu nành,rượu vang trái cây hỗn hợp, rượu Nhàu, rượu nếp than ...Ðặc biệt, chịNgọc tiết lộ: chị đã mua được phương thuốc “thần tốc Quang Trung” từmột lão võ sư 90 tuổi ở Tam Ðảo. Phương thuốc này nếu ngâm với rượuBàu Ðá sẽ là một thứ rượu thuốc kỳ diệu, một đặc sản độc đáo nữa củaBình Ðịnh...
Theo Báo Bình Định Online
Reade More..

TRÉ BÌNH ĐỊNH


Tré Bình Định

Món ăn này đặc biệt dễ làm, có vị chua chua ngọt ngọt, lại không có cảmgiác bị ngán - rất thích hợp để gia đình bạn "lai rai" trong 3 ngày Tết sắptới.
Tré Bình Định - đặc sản ngày Tết 
Nguyên liệu: Thịt đầu heo, thịt đùi heo: 1 kg, riềng: 1 củ, thính (gạo ranggiã nhỏ): 100g, mè: 100g, tỏi băm nhuyễn, gia vị: nước mắm, đường, bộtnêm, tiêu... Bánh tráng, xà lách, dưa leo, rau thơm. Lá chuối sạch (hoặcmột hũ có nắp đậy). Chuẩn bị cho 10 người ăn.

Thực hiện:
 Thịt đầu heo, thịt đùi heo luộc lên, xắt miếng vừa ăn. Củ riềngthái sợi. Trộn hỗn hợp củ riềng, thịt heo, tỏi và nêm gia vị vừa ăn.

Lấy lá chuối sạch bỏ thịt vào lá quấn lại (hoặc để thịt vào hũ, đậy kín nắp),sau 2 ngày là dùng được.

Khi ăn, món tré này phải có vị chua chua, ngọt ngọt (giống như nem) ănkèm bánh tráng cuốn rau sống chấm nước mắm chua ngọt.
Reade More..

SỨC HẤP DẪN CỦA MÓN ĂN NHẬT


Sức hấp dẫn của món ăn Nhật

Không béo và nhiều dầu mỡ như món Hoa và không nhiều gia vị như món Thái, món Nhật hầu hết chỉ dùng nguyên liệu tươi sống, chỉ qua sơ chế và tẩm ướp một chút gia vị, nên hầu như món nào cũng giữ được giá trị dinh dưỡng.

Có thể kể đến một số món nổi tiếng như: sushi, sashimi, tempura, các loại mì udon, soba… Chỉ riêng sushi cũng đã có tới hàng trăm loại, như: ngô, trứng cua, quả bơ, cá ngừ… tất cả được ăn kèm với wasabi, một loại rễ củ cải xanh được mài ra.
Khi thưởng thức, bạn cho một ít nước tương vào chén nhỏ, sau đó cho từng chút wasabi đến khi có được độ cay nồng như mong muốn. Cảm giác đầu tiên khi bạn cho miếng sashimi vào miệng là vị cay đến mũi, đánh thức các giác quan. Sau đó là vị mặn vừa của nước tương hảo hạng và vị ngọt tươi ngon, mềm, béo ngậy của cá sống. Chúng như tan đi trong vòm miệng, trôi tuột xuống bao tử.
Kế đến cũng phải kể đến cơm hộp Bento, nói như trong truyện “Tottochan” là bao gồm cả thức ăn trên rừng và dưới biển. Tức là gồm có gạo, cá và thịt, rau xào hoặc nấu để ăn dặm và món tráng miệng được sắp xếp theo tỷ lệ 4:3:2:1 (4 phần cơm, 3 phần thịt cá, 2 phần rau và một phần tráng miệng). Với đầy đủ thành phần dinh dưỡng như vậy, chỉ với một hộp cơm Bento là người dùng đã có đủ năng lượng để làm việc và học tập cả ngày.
Người Nhật cũng quan tâm bổ sung rau xanh và củ, quả tươi vào trong từng bữa ăn. Chất vitamin từ những loại thực vật này không những giúp con người nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, cân bằng dưỡng chất trong quá trình tiêu hóa mà còn tạo nên vẻ thanh xuân trên gương mặt, giúp cho đôi mắt tinh nhanh, tươi sáng hơn.
Những món ăn Nhật được trình bày đẹp, khi thưởng thức ẩm thực của đất nước này không những thỏa khẩu vị mà còn mãn nhãn.
Lấy món sashimi làm ví dụ. Những lát hải sản như mực, tôm, sò, hoặc cá ngừ, cá hồi sống được xếp một cách đẹp mắt trên khay gỗ cùng với củ cải trắng bào sợi và lá tía tô. Chính những sợi củ cải trắng có tác dụng làm sạch bao tử, tránh khó tiêu sau khi ăn đồ sống. Lá tía tô có tác dụng khử sạch mùi trong miệng.
Sushi là sự kết hợp giữa cơm với hải sản tươi sống hoặc chín, với rau và một số gia vị (nhất là wasabi nếu là sushi hải sản). Một khay sushi được trình bày với những cuộn cơm, trên bề mặt là những lát cá, mực, bạch tuột, tôm… Tuy có nhiều loại nhưng món ăn này lại có chung một cách ăn là dùng kèm với nước tương, mù tạt và gừng ngâm chua. Gừng có tác dụng rửa sạch vị giác của bạn, nhờ thế, bạn có thể thưởng thức nhiều loại sushi khác nhau. Cách chấm nước tương cũng phải chú ý để không làm ảnh hưởng đến hương vị vốn có. Bạn nên chấm phần mặt thức ăn vào nước tương, không nên chấm vào phần cơm, vì nó sẽ hút lấy nhiều nước tương làm cho món ăn này bị mặn.
Hầu hết những quán ăn Nhật đều có một quầy trước khu vực nhà bếp để khách hàng có thể trực tiếp tận mắt xem các đầu bếp chế biến thực phẩm, điều này mang lại sự thích thú cho khách hàng. Ngoài ra, các nhà hàng này còn những phòng ăn riêng biệt dành cho một nhóm khách, các phòng ăn được trang trí đúng với phong cách Nhật Bản, cùng với kiểu ngồi bệt đặc trưng và phong cách phục vụ nhiệt tình. Tất cả sẽ mang lại cho khách hàng những trải nghiệm thú vị.

Theo VnExpress.net

Reade More..

LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG



ĐẠI LÝ CHẢ CÁ QUI NHƠN
Đường số 3, Hẻm 6, Số nhà 6/3A1 Cư Xá Lữ Gia Phường 15 Quận 11 Thành Phố HCM Hoặc vào hẽm 281 Lý Thường kiệt (Sơ Đồ Vị Trí Google)
Hoặc Điện thoại di động: 0903040556, 0908753808

Sản phẩm
Đơn giá
Chả cá Quy nhơn loại đặc biệt
150.000đ/kg















Giao hàng tận nơi khu vực nội thành Tp.HCM: cộng 20.000 đồng/lần vận chuyển (Miễn phí cho đơn hàng trên 500.000 đồng)
Reade More..

CHẾ BIẾN CHẢ CÁ THÁC LÁC


Chế biến chả cá Thác Lác

Chế biến chả cá thác lácChả cá - thường được chế biến từ cá thật tươi. Cá phải tươi sống, bóc lấythịt rồi quết bằng chày. Chả cá được chế biến thành nhiều món như: chảchiên, chả nướng, lẩu cá, mỗi thứ mang một hương vị riêng.
Nguyên liệu:
  • 300g nạc cá thác lác
  • 3 củ khoai tây
  • 1 muỗng canh dầu hành lá băm nhuyễn
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng cá phê tiêu
  • 4 muỗng canh dầu ăn
  • Vài cọng ngò
Cách chế biến:
1. Nạc cá thác lác cho vào cối quết dẻo với dầu hành lá + tiêu + muối+ 1 muỗng canh dầu ăn.
2. Khoai tây gọt vỏ, rửa, cắt sợi nhỏ, ngâm nước muối pha loãng 5’,rửa, vẩy ráo, cho vào vải thưa thấm khô, trộn đều với chả cá thác lác,chia thành 12 phần, vắt chặt tay, lăn trong dầu ăn, cho vào lò nướngvàng.
3. Bày chả cá thác lác nướng vào đĩa, trang trí ngò. Dọn dùng nóng.
chả cá thác lác
Reade More..

CHẾ BIẾN BÚN CHẢ CÁ


Chế biến bún chả cá

Bún chả cá quy nhơnĐây là món bún làm rấtđơn giản, không sử dụngnhiều gia vị, chủ yếuhương vị, chất lượng củamón ăn là do nguồn cángon. Sử dụng cá thu, cámối và cá rựa tươi, ngon.Những lọai cá khác nhưcá chuồn, cá thửng, cábò... vẫn được dùngnhưng không ngon bằng,còn cá ngừ không dùngvì đây là loại cá rất dễ gây dị ứng cho nhiều người, thêm nữa nạc cá ngừcó màu thâm tím.
Chỉ cần các bạn dùng cá thu (codfish, mackerel) để làm chuẩn, loại cábiển nào có nạc mịn chắc, màu trắng hồng như cá thu đều là loại cá chothịt ngon.

1. Chả cá:

Tùy thích làm chả cá chiên hoặc hấp. Cá thu, cá mối, cá rựa... cắt látmỏng, lột lấy da, xương, mô sụn để riêng... chỉ dùng nạc và phải để thậtráo. Cho vào cối giã quết từng ít một hoặc dùng máy xay nghiền như máyxay thịt vận hành bằng tay hay máy nhưng đừng dùng máy xay cắt có daohình chữ S. Quết bằng chày cối hay xay đi xay lại nhiều lần cho đến khi thửbằng cách cho một chút nạc cá vào giữa hai ngón tay cái và trỏ bóp lại rồimở ra, thấy cá dính bết chắc lại là được. Sau khi có cá quết mịn rồi mớichia thành từng phần nhỏ để nêm trộn đều cứ mỗi kg cá với: 1,5 muỗngsúp hành lá cắt thật nhuyễn + ½ muỗng súp lá thì là (tùy thích) bămnhuyễn + 1 muỗng cà phê tiêu + ½ muỗng súp nước mắm hoặc ½ muỗngsúp muối. Phụ gia (tùy thích): 1 muỗng súp đầy mỡ gáy heo luộc chín cắtdạng hột thật nhỏ, trộn đều với ½ muỗng cà phê đường, để qua chừngmột giờ cho hột mỡ trở trong. Việc nêm cá tùy loại cá sử dụng sẽ có độmặn lạt khác nhau, sau khi nêm chỉ cần ngắt lấy một chút, thả vào nướcsôi cho chín rồi nếm thử sau đó gia giảm thêm mắm muối hay phần nạccá chưa nêm cho vừa ý riêng.

Nếu cho hành lá vào cùng lúc với nạc cá để xay quết thì rất dễ chảy nhão.Người miền Trung VN rất ít khi làm chả cá có rau thì là, trong khi ngườiBắc luôn làm chả cá có rau thì là.

- Chả cá chiên: Mang găng tay nhựa chuyên dùng của nhà bếp hoặc bọctay trong một bao nylon sạch, thoa chút dầu ăn cho láng bao tay. Tùy thíchtạo hình miếng chả bằng cách vê nạc cá thành dạng sợi cỡ bằng ngón tayút, vo thành viên tròn nhỏ bằng đầu ngón tay, hay nắn thành miếng nhỏmỏng dẹp... rồi chiên trong chảo nhiều dầu, vớt ra để ráo. Cá chiên dai haykhông một cách tự nhiên tùy vào độ tươi ngon của cá, độ mịn khi quết vàkỹ thuật chiên. Tùy thích làm miếng chả dai ít nhiều bằng cách chiên vớilửa nhỏ cho dầu không nóng lắm, chiên lâu mới vàng thì phần ngoài củamiếng cá sẽ trở dày cộm làm cho chả dai đi hoặc ngược lại. Nhiều ngườikhi làm chả cá chiên không dùng thêm phụ gia mỡ heo vì họ cho rằng dầumỡ sẽ làm cá có thêm chất béo.

- Chả cá hấp: dùng dĩa sứ tròn dẹp đường kính chừng 20 phân, thoa ít dầuăn vào lòng dĩa, cho nạc cá vào nắn thành miếng tròn theo lòng dĩa, dàychừng 2 cm hoặc nặn ép nạc cá thành miếng tròn nhỏ, thoa ít dầu lên mặtmiếng chả, sắp vào dĩa, hấp cách thủy khoảng 25 phút sau khi nước sôisẽ chín. Tùy ý dùng lòng đỏ trứng gà hay vịt đánh tan thoa lên mặt
chả, không đậy nắp xửng, để qua 1 -2 phút cho chả ráo mặt là được. Lấychả ra để nguội, cắt thành miếng mỏng khi ăn. Khi làm chả cá hấp thìngười ta hay dùng phụ gia mỡ heo cắt thành dạng sợi nhỏ chớ không cắthột.

2. Nấu nước dùng cá:

Cứ 1 kg đầu cá thu (hoặc cá mối, cá rựa và phần đầu cá này phải cắt từvây mang trở lên) nấu thành khoảng 2,5 lít nước dùng là vừa. Chặt đầu cáthành miếng nhỏ, nấu với ít nước vừa đủ ngập cá cho đỡ hao củi lửatrước, cho thêm phần da, xương sụn (có được sau khi lấy nạc) vào nồi đầucá, hầm nhỏ lửa cho đến khi đầu cá mềm rục, trong khi hầm nếu thấy cạncứ châm thêm nước sôi vừa đủ cho lúc nào nước cũng sâm sấp cá. Nấuxong lược bỏ xác xương da qua một túi vải thưa cho nước sạch trong, rồimới thêm nước sôi vào vừa đủ. Hành tím nướng sơ cho thơm, rửa sạchbụi than, thả vào nồi nước dùng khoảng 100 gr / 2,5 lít; giữ nóng nướcdùng trên bếp. Tùy ý để nước dùng béo ít nhiều bằng cách vớt bỏ bớt mỡcá trên mặt nước dùng. Tùy ý nêm lại nước dùng với chút muối vừa đủđậm đà chứ không mặn.

Người địa phương Quy Nhơn có cách tính để nấu đầu cá như sau: Chođầu cá vào nồi, châm nước bằng mặt cá, nấu rục nạc cá, lược bỏ đầu cá,thêm một lượng nước sôi gấp đôi lượng nước còn lại, rồi cho thêm hànhnướng, nêm muối.

3. Phụ gia:

- Nước hầm cá có váng mỡ với màu vàng lạt tự nhiên. Nếu thích có màuvàng đỏ hấp dẫn hơn thì tùy thích làm thêm nước màu. Dùng mỡ cá, cắtnhỏ cho vào chảo thắng lấy mỡ nước, dùng mỡ nước này hoặc dầu ăn phivới hột điều màu theo phân lượng 5 muỗng súp dầu mỡ với 2 muỗng càphê hột điều, vớt bỏ hột điều. Cho dầu màu vào nồi nước dùng với phânlượng 1 đến 2 muỗng cà phê / 3 lít.

- Hành lá cắt khúc ngắn chừng ba bốn phân, tỉa hoa và hành củ cắt látmỏng, để riêng.

- Hành lá, ngò, hành tây, lá thì là (tùy ý) cắt nhỏ để riêng. Nước mắmnguyên chất, chanh ớt tươi, bún tươi sợi nhỏ.
Bún chả cá quy nhơn

4. Trình bày món ăn:

Chia bún vào tô, trải ít miếng chả hấp lẫn chả chiên lên mặt bún, châmnước dùng cá thật nóng vào, trải hành ngò cắt nhỏ, rắc thêm tiêu. Món búnchả cá ăn thường chỉ ăn kèm hành lá, hành củ tươi chứ không kèm rauthơm các loại nhưng tùy ý riêng sử dụng thêm hay không; nêm nước mắmnguyên chất chanh, ớt tươi cắt lát.

5. Nói thêm:

Nước hầm đầu cá thu, cá mối. còn dùng để ăn kèm bánh canh bột lọc haynấu với bánh canh bột gạo. Để món ăn có hương vị chuyên biệt người takhông bao giờ pha nước hầm xương heo vào nước hầm đầu cá. Nhữngtiệm bún chả cá ở Quy Nhơn hay dọn tặng thêm cho thực khách nào cóyêu cầu món đầu cá thu hầm rục với những miếng sụn đầu cá rất ngon.Chả cá chiên hay hấp có thể dọn như một món ăn riêng chấm muối tiêuhoặc tương ớt đỏ đen. Nạc cá sau khi quết xay nhuyễn, dùng một cáimuỗng cà phê, nhúng vào nước mắm, múc thành từng viên nhỏ, thả ítnhiều vào nồi nước sôi, thêm cà chua cắt miếng nhỏ, nêm thêm muối,hành ngò hoặc nấu với rau tần ô sẽ thành món canh.
Theo Chuyên gia gia chánh Cẩm Tuyết.
Reade More..

PT